Tiêu chuẩn này áp dụng cho những yếu tố môi trường mà doanh nghiệp có thể kiểm soát và tác động được. Tuy nhiên, bản thân tiêu chuẩn ISO 14001 không qui định các chuẩn mực cụ thể về việc thực hiện công tác quản lý môi trường.
ISO 14000 cung cấp phương pháp tiếp cận phân tích có hệ thống và phương pháp này có thể hỗ trợ các doanh nghiệp rà soát, kiểm tra được các mối nguy tiềm ẩn đồng thời kiểm soát chúng để phòng ngừa các sự cố có thể đột ngột xảy ra. Với lợi điểm rõ rệt của một hệ thống vận dụng các tiến bộ kỹ thuật, ISO 14001 có thể xem là một hệ thống đặc biệt quan trọng vì nó có thể tự động đánh giá các tác động môi trường.
Tại sao cần xây dựng hệ thống ISO 14001?
những năm gần đây, nhận thức về tầm quan trọng và cần thiết của công tác bảo vệ môi trường đã được nhân rộng. Khách hàng cụ thể là cộng đồng, xã hội và cả chính phủ đều rất quan tâm đến những vấn đề như qui trình sản xuất tại doanh nghiệp, việc phân phối và sử dụng của sản phẩm có được thực hiện với ý thức quan tâm đến môi trường hay không.
Xây dựng và áp dụng ISO 14001 sẽ giúp cho doanh nghiệp cải tiến các quy trình sản xuất, hướng tới việc tiết kiệm tài nguyên như điện, nước, than, dầu,... hoặc các nguyên liệu đầu vào như gỗ, giấy, bao bì,... từ đó tiết kiệm được chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
ISO 14001 rất dễ dàng tích hợp với các hệ thống quản lý khác như hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 thành một hệ quản lý thống nhất nhằm vào chất lượng – an toàn môi trường – tiết kiệm chi phí.
ISO 14001 còn là một công cụ mà các doanh nghiệp tiên phong đã chủ động xây dựng và áp dụng để trở thành những người đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường thay vì thụ động thực hiện theo những qui định pháp lý về môi trường.
Qua nghiên cứu người ta đã ghi nhận những bằng chứng chứng minh lợi ích đáng kể đối với các doanh nghiệp qua việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo các yêu cầu tiêu chuẩn. Trong đó phải kể tới: