ISO 9001: 2015, Quality management system- Requirements (Hệ thống quản lý chất lượng- Các yêu cầu), là phiên bản thứ năm của tiêu chuẩn trong đó phiên bản đầu tiên được ban hành vào năm 1987 và đã trở thành chuẩn mực toàn cầu đảm bảo khả năng thỏa mãn các yêu cầu về chất lượng và nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng trong các mối quan hệ nhà cung cấp-khách hàng[2].
Điểm cải tiến của ISO 9001:2015 so với các phiên bản cũ là việc tiếp cận tư duy dựa trên rủi ro (giúp tổ chức xác định các yếu tố có thể là nguyên nhân làm các quá trình và hệ thống quản lý của tổ chức chệch khỏi kết quả được hoạch định, đưa ra các kiểm soát phòng ngừa nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực và tận dụng tối đa cơ hội khi nó xuất hiện)
Và việc thay đổi các nguyên tắc quản lý chất lượng, bao gồm:
- Hướng vào khách hàng;
- Sự lãnh đạo;
- Sự tham gia của mọi người;
- Tiếp cận theo quá trình;
- Cải tiến;
- Quyết định dựa trên bằng chứng;
- Quản lý mối quan hệ.
Lợi ích của tổ chức khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015
a) Khả năng cung cấp một cách ổn định các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng yêu cầu của khách hàng, yêu cầu luật định và chế định hiện hành;
b) Tạo thuận lợi cho các cơ hội nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng;
c) Giải quyết rủi ro và cơ hội liên quan đến bối cảnh và mục tiêu của tổ chức;
d) Ghả năng chứng tỏ sự phù hợp với các yêu cầu quy định của hệ thống quản lý chất lượng.
e) Áp dụng ISO 9001 tạo tiền đề cho việc áp dụng thành công những hệ thống quản lý tiên tiến khác như hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning - Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp) và CRM (Customer Relationship Management – Quản lý quan hệ với khách hàng)